Thuốc Pep là gì? Thành phần và cách sử dụng hiệu quả.

Thuốc Pep là gì? Thành phần và cách sử dụng hiệu quả.

Thuốc PEP thumbnail

Thuốc Pep hiện đang được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong việc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Vậy các thông tin cần biết khi sử dụng thuốc Pep là gì, hãy cùng nhà thuốc Việt Pháp tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thông tin thuốc 

Thuốc Pep là gì?

Thuốc Pep là gì
Thuốc Pep là gì

Thuốc PEP (viết tắt của Post-Exposure Prophylaxis), đây là thuốc dùng điều trị phòng ngừa sau khi quan hệ không an toàn với người nghi ngờ mắc HIV. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế khống chế sự phát triển của virus HIV, giảm lượng lớn số lượng virus trong cơ thể, ngăn virus tiếp tục xâm nhập phá hủy tế bào miễn dịch. Ngoài ra thuốc Pep còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các virus xâm nhập từ môi trường bên ngoài.

Nếu nghi ngờ bản thân đã quan hệ với người mắc HIV/AIDS, cần sử dụng thuốc Pep càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian sử dụng thuốc Pep tốt nhất là 72 giờ sau khi nghi ngờ phơi nhiễm. PEP có thể giảm 80% nguy cơ nhiễm HIV nếu bạn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thành phần thuốc

Thuốc PEP thường bao gồm ba loại thuốc chống HIV, thuộc hai loại khác nhau. Sử dụng viên kết hợp emtricitabine và tenofovir disoproxil từ nhóm NRTI, cùng với raltegravir (Isentress) từ nhóm chất ức chế integrase.

Dạng bào chế

Thuốc Pep được bào chế dạng viên uống, đóng gói 1 lọ chứa 30 viên.

Đối tượng nên sử dụng thuốc Pep để điều trị dự phòng phơi nhiễm

  • Nhân viên ý tế chịu trách nhiệm trực tiếp thăm khám, điều trị, chăm sóc và vệ sinh cho bệnh nhân dương tính với HIV vô tình tiếp xúc với máu hoặc dịch từ cơ thể bệnh nhân.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng biện pháp phòng tránh hoặc bao cao su bị thủng, rách
  • Sử dụng chung hoặc bị tổn thương bởi kim tiêm, dao cạo của những người tiêm chích, sử dụng ma túy ho.
  • Sử dụng thuốc Pep sớm nhất có thể ngay khi các vùng da tổn thương tiếp xúc với máu, chất dịch của người nghi nhiễm HIV.

Cách sử dụng Thuốc Pep

Cách sử dụng Thuốc Pep
Cách sử dụng Thuốc Pep

Quy trình sử dụng thuốc Pep

Nên sử dụng thuốc Pep càng sớm càng tốt khi phơi nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Pep có thể mất tác dụng nếu sử dụng muộn hơn 72 tiếng đồng hồ kể từ khi phơi nhiễm HIV. Quy trình sử dụng thuốc Pep từ lúc nghi phơi nhiễm là:

  • Nếu có tổn thương ngoài da khi tiếp xúc nguồn lây hãy rửa sạch vùng da bằng xà phòng hoặc dung dịch NACL 0,9%.
  • Khoanh vùng nguồn lây và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm dựa vào mức độ và diện tích tiếp xúc nguồn nhiễm.
  • Liên hệ cơ quan, đơn vị uy tín gần nhất để có giải pháp giải quyết phù hợp.
  • Bác sĩ thăm khám tư vấn hoặc xét nghiệm nếu cần thiết.
  • Thực hiện sử dụng thuốc Pep theo chỉ định của bác sĩ tối thiểu trong 28 ngày và chỉ ngừng sử dụng khi có xét nghiệm âm tính với HIV.

Liều dùng phù hợp

Với người lớn

Đối với người lớn, khuyến nghị dùng tenofovir, emtricitabine (hai loại thuốc này có trong một viên thuốc) và loại thuốc thứ ba, raltegravir hoặc dolutegravir.

Với phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ đầu mang thai, đang hoạt động tình dục và có thể mang thai khi dùng PEP, hoặc không có biện pháp tránh thai an toàn nên dùng raltegravir thay vì dolutegravir vì nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Với trẻ em từ 3 đến 18 tuổi

Chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng thuốc Pep cho trẻ em dưới 18 tuổi, nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc Pep cho trẻ em.

Chống chỉ định khi sử dụng Thuốc Pep

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp . Thuốc không dành cho những người thường xuyên tiếp xúc với HIV .

Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn khi đang điều trị Pep.

Tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc Pep

Tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc Pep
Tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc Pep

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Pep như:

  • Buồn nôn, ói mửa: Trường hợp này thường gặp khi sử dụng các thuốc như: Stavudine (d4T), Didanosine (ddI), Tenofovir (TDF)…
  • Nổi mụn, phát ban khi sử dụng Lamivudine (3TC)… Nếu nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc kháng histamin. Nếu nặng hơn hãy ngưng sử dụng thuốc và liên hệ cơ sở y tế gần nhất để có lời khuyên phù hợp.
  • Đau đầu, chóng mặt cũng là một tác dụng phụ thường gặp khi bệnh nhân sử dụng thuốc Pep như ZDV, 3TC… Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau 1-2 giờ và có thể kéo dài. Nếu tình trạng trở nên quá nặng hãy thông báo ngay cho bác sĩ và dừng sử dụng thuốc.
  • Nếu trong phác đồ điều trị của bệnh nhân có chứa Tenofovir (TDF). Lopinavir (LPV) rất hay xảy ra triệu chứng tiêu chảy, người bệnh nên bù nước và điện giải cho cơ thể.
  • Ngoài ra thuốc Pep rất độc với gan và sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng men gan, người bệnh nên chú ý và thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bệnh lý về gan.

Các triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện trong vài ngày, nếu tình trạng diễn ra lâu hơn hãy liên hệ bác sĩ chuyên môn.

Tương tác của thuốc

Theo kết quả báo cáo của health.act.gov ,không nên sử dụng các thuốc kháng axit ( thuốc trị chứng khó tiêu hoặc ợ nóng), các chất bổ sung như canxi, sắt, cùng thuốc Pep vì có thể tương tác gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh động kinh hoặc tiểu đường hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Pep để có thể thay đổi liều lượng thuốc phù hợp.

Hướng dẫn xử trí quá liều

Nếu lỡ sử dụng quá liều thuốc Pep, hãy theo dõi cẩn thận cơ thể, gọi điện thông báo ngay cho bác sĩ nếu cơ thể có biểu hiện sốc thuốc.

Hướng dẫn xử trí bỏ liều 

  • Nếu quên sử dụng thuốc dưới 24 giờ, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhớ ra
  • Nếu quên sử dụng thuốc từ 24 giờ đến 48 giờ hãy uống ngay 1 viên và không được sử dụng bù liều
  • Quên sử dụng thuốc quá 48 giờ, Pep gần như không còn hiệu quả nữa

Hướng dẫn bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc tại nơi có thoáng mát, khô ráo nhiệt độ từ 15-25°C, độ ẩm thấp dưới 70%, tránh xa ánh sáng mặt trời
  • Tránh để  thuốc trong nhà tắm, nhà bếp, tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Một số câu hỏi khi sử dụng thuốc Pep

Thuốc Pep có gây suy giảm hệ miễn dịch không

Tài liệu tại CDC.GOV nói rằng, PEP có thể giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể ngăn chặn vi-rút sao chép trong các tế bào bị nhiễm bệnh của cơ thể. Các tế bào bị nhiễm sau đó sẽ chết một cách tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn mà không tạo ra nhiều bản sao của HIV.

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh khi đang dùng thuốc Pep không

Tham khảo nội dung tại tạp chí sciencedirect. Thuốc kháng sinh được khuyến nghị cho PEP bao gồm ciprofloxacin hoặc doxycycline. Levofloxacin được khuyến cáo là kháng sinh hàng thứ hai do dữ liệu an toàn lâu dài còn hạn chế. Penicillin khuyến cáo không nên được sử dụng khi đang dùng Pep.

Sử dụng Pep có thể quan hệ tình dục bình thường không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Quan hệ tình dục trong khi dùng PEP có thể khiến nhiều virus HIV xâm nhập vào cơ thể bạn hơn, khiến PEP có nhiều khả năng không hoạt động. Nếu sau khi dùng PEP, một người nào đó vẫn âm tính với HIV và sau đó lại quan hệ tình dục không an toàn, họ có thể bị nhiễm bệnh giống như bất kỳ người âm tính với HIV nào khác.

Qua bài viết này, nhà thuốc Việt Pháp hy vọng đã cung cấp tới bệnh nhân những kiến thức cần thiết về thuốc Pep, nếu có bất kì câu hỏi hoặc nhu cầu sử dụng thuốc vui lòng liên hệ với chung tôi qua các hình thức sau:

Mail: muathuocgiatot24h@gmail 

Số điện thoại: 0982811363

 

0/5 (0 Reviews)

Bs. Lê Sỹ Mạnh

Dược sĩ Lê Sỹ Mạnh là một chuyên gia dược phẩm với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành dược. Anh ấy có kiến thức sâu rộng về các loại thuốc và cách sử dụng chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. Với sự tận tâm và chu đáo trong công việc

Xem tất cả các tác giả bài

Để lại Lời nhắn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố và sẽ được bảo mật