Vết cắn của bọ xít hút máu người – Cảnh báo nguy hiểm

Vết cắn của bọ xít hút máu người – Cảnh báo nguy hiểm

Vết cắn của bọ xít hút máu người

Bọ xít – loại côn trùng ký sinh, nổi tiếng với khả năng hút máu người và động vật khác. Vết cắn của bọ xít hút máu người vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vùng da bị cắn sẽ bị bỏng ngứa, viêm nhiễm, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong ở người. Cùng Nhà thuốc Việt Pháp tìm hiểu vết cắn của bọ xít hút máu người nguy hiểm thế nào qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bọ xít hút máu người

Đây là loài bọ xít luôn hút máu người và động vật, chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi kể cả những nơi ẩm thấp, tối tăm hay những khu nhà cao tầng với đầy đủ sự tiện nghi. Dưới đây sẽ là những đặc điểm, nơi sinh sống và thông tin về thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người.

Đặc điểm của bọ xít hút máu người

Bọ xít hút máu có chiều dài từ 1 – 3.5cm, phần bụng rộng và dẹp giúp chúng dễ dàng ẩn nấp trong cách khe nứt. 

Loài bọ xít này ở rìa thân có sọc màu vàng. Thân có màu nâu đậm đặc trưng, tuy nhiên, sau khi hút máu, chúng có thể trở thành màu đỏ tươi.

Ngoài ra, chúng có khả năng sống lâu mà không cần thức ăn và có thể tồn tại từ vài tuần đến một năm nên việc tiêu diệt chúng sẽ khá là khó khăn nếu như không tiêu diệt kịp thời.

Đặc điểm của bọ xít hút máu người
Đặc điểm của bọ xít hút máu người

Chúng thường sống ở đâu

Loài bọ xít này thường được tìm thấy tại những nơi sau:

  • Giường và nệm: Đây là nơi chính mà bọ xít sống và ẩn náu trong suốt ban ngày. Chúng có thể ẩn trong các khe hở và nứt nhỏ trong khung giường, nệm, chăn, gối và ga trải giường.
  • Ghế và sofa: Bọ xít có thể ẩn náu trong các khe hở và kẽ nứt của ghế và sofa trong phòng khách hoặc khu vực nghỉ ngơi (dưới nệm, dưới chân giường,…)
  • Tủ quần áo và túi xách: Bọ xít có thể bò vào túi xách, đồng phục, áo quần và tủ quần áo để tìm nơi ẩn náu.
  • Tường và sàn nhà: Trong những trường hợp nhiễm bọ xít nặng, chúng có thể ẩn náu trong các khe hở và kẽ nứt của tường và sàn nhà.
  • Các khu vực gần giường: Bọ xít thường di chuyển từ nơi ẩn náu của chúng đến giường để hút máu, do đó, các khu vực gần giường như đầu giường, bàn đầu giường và hòn non bộ cũng có thể là nơi mà chúng tìm thấy.
  • Những nơi bụi rậm, dưới các đống củi, những nơi nhiều đồ đạc cũ bị bỏ xó,… 

Ban ngày chúng thường trốn vào các khe tối và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Vì vậy, mọi người thường không để ý và biết đến sự tồn tại của chúng để phòng tránh, ngăn ngừa và tiêu diệt.

Nơi sinh sống của bọ xít hút máu người
Nơi sinh sống của bọ xít hút máu người

Thời kỳ sinh sản

Thời kỳ sinh sản của loài bọ xít hút máu thường là vào mùa mưa, lúc độ ẩm trong không khí tăng cao. 

Một con bọ xít cái có thể đẻ từ 1 đến 12 trứng trong một lần. Trứng có kích thước nhỏ và màu trắng, và nó thường được đặt trong các khe hở hoặc kẽ nứt gần nơi ẩn náu của bọ xít.

Trứng bọ xít sau một thời gian sẽ phát triển thành kén (khoảng từ 1 đến 2 tuần). Kén bọ xít có hình dạng như hột lạc nhỏ, màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Kén là giai đoạn ẩn náu và phát triển của bọ xít. Sau một thời gian sẽ phát triển thành bọ xít và có khả năng hút máu, sinh sản khi trưởng thành.

Do vậy, vào những mùa mưa mọi người nên thật chú ý những nơi ẩm thấp và nếu phát hiện trứng bọ xít thì nên tiêu diệt ngay để tránh sự sinh sản của loài bọ xít nguy hiểm này.

Thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người - Cần đề phòng
Thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người – Cần đề phòng

Dấu hiệu nhận biết bị bọ xít hút máu và cách sơ cứu

Dấu hiệu khi bị bọ xít hút máu người đốt

Khi bị vết cắn của bọ xít hút máu người, sau một thời gian sẽ có thể có những dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Vết thương có cảm giác sưng, ngứa và đau rát: Do bọ xít khi hút máu sẽ tiêm vào một chất gây tê và chất chống đông máu, điều này có thể gây ngứa và sưng xung quanh vùng cắn.
  • Xuất hiện vết cắn nhỏ màu đỏ: Vết cắn có thể xuất hiện như những điểm nhỏ hoặc những đường thẳng ngắn, thường sẽ kéo dài từ 2 – 5 ngày.
  • Vấn đề về sức khỏe : buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu khi tình trạng bệnh bắt đầu trở nặng

Khi gặp các dấu hiệu này bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn, điều trị kịp thời để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Dấu hiệu đặc trưng vết cắn của bọ xít hút máu người
Dấu hiệu đặc trưng vết cắn của bọ xít hút máu người

Cách sơ cứu tạm thời

Dưới đây sẽ là một số cách sơ cứu tạm thời khi phát hiện vết cắn của bọ xít hút máu người bạn nên thực hiện để giảm thiểu khả năng tình trạng bệnh bị nặng hơn:

  • Rửa vết thương thật sạch với nước và xà phòng để giảm độc tố
  • Bôi thuốc sát trùng lên vết cắn
  • Khi xuất hiện tình trạng ngứa, rát thì tuyệt đối không gãi để tránh hiện tượng lây lan sang vùng da khác
  • Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau
  • Theo dõi dấu hiệu vết cắn và đến gặp bác sĩ ngay nếu có hiện tượng bệnh nặng hơn

Cảnh báo nguy hiểm từ vết cắn của bọ xít hút máu 

Khi bị bọ xít hút máu người cắn , đừng chủ quan mà hãy đến ngay những cơ sở ý tế gần nhất để khám và xét nghiệm xem loại bọ xít có nhiễm những virus gây độc không. 

Hiện đã có trường hợp tử vong do bọ xít hút máu người gây ra tại Sài Gòn, do đó mọi người hãy thật cẩn thận trong việc phòng tránh, ngăn ngừa cũng như chữa trị kịp thời khi thấy cơ thể xuất hiện vết cắn của bọ xít hút máu người. 

Cách phòng tránh bọ xít hút máu người

Dưới đây Nhà thuốc Việt Pháp sẽ gợi ý một số cách phòng tránh, ngăn ngừa việc bọ xít hút máu người xuất hiện xung quanh ngôi nhà của bạn:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, bỏ những dụng cụ mủn mục không cần thiết.
  • Đặt lưới chống côn trùng trên cửa và cửa sổ, sử dụng bình xịt côn trùng và đốt nến chống côn trùng,… để giảm nguy cơ bị bọ xít cắn.
  • Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi trong các khu vực có nguy cơ bị bọ xít, hãy sử dụng màn che trên giường hoặc cửa sổ để ngăn chúng xâm nhập vào không gian của bạn.
  • Tránh ra ngoài đồng, các nơi bụi rậm vào buổi tối vì đây là thời điểm xít hoạt động mạnh mẽ nhất trong ngày.
  • Những nơi bọ xít xuất hiện hãy rắc lá bạc hà mèo xung quanh.
  • Khi tiếp xúc với khu vực có nguy cơ cao bị bọ xít, hãy mặc áo dài, áo cổ cao và quần dài để che phủ diện tích da lớn hơn. Điều này giúp giảm khả năng tiếp xúc trực tiếp của bọ xít với da.
Cách phòng tránh vết cắn của bọ xít hút máu người
Cách phòng tránh vết cắn của bọ xít hút máu người

Tổng kết

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh do bọ xít hút máu người gây ra, vì vậy mọi người hãy phòng ngừa, để ý và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để tránh xuất hiện những vết cắn của bọ xít hút máu người trên cơ thể.

Trên đây chính là bài viết về thông tin, sự nguy hiểm của bọ xít hút máu người mà Nhà Thuốc Việt Pháp muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi dành cho Nhà Thuốc, hãy liên hệ ngay vào số hotline: 0982 811 363 để được tư vấn ngay nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bs. Lê Sỹ Mạnh

Dược sĩ Lê Sỹ Mạnh là một chuyên gia dược phẩm với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành dược. Anh ấy có kiến thức sâu rộng về các loại thuốc và cách sử dụng chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. Với sự tận tâm và chu đáo trong công việc

Xem tất cả các tác giả bài

Để lại Lời nhắn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố và sẽ được bảo mật